Chợ Bến Thành xây từ năm 1912 đến cuối tháng 3/1914 hoàn tất. Công trình có tổng diện tích khoảng 13.000 m2, giới hạn bởi các trục đường: Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang. Đây là một trong những công trình biểu tượng của TP HCM, thu hút nhiều người dân, du khách đến mỗi ngày.
Chợ Bến Thành xây từ năm 1912 đến cuối tháng 3/1914 hoàn tất. Công trình có tổng diện tích khoảng 13.000 m2, giới hạn bởi các trục đường: Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang. Đây là một trong những công trình biểu tượng của TP HCM, thu hút nhiều người dân, du khách đến mỗi ngày.
Các ngành hàng kinh doanh chủ yếu ở chợ Bến Thành gồm: quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ...
Do xây dựng từ lâu dẫn tới xuống cấp, công trình từng được cải tạo, sửa chữa giữa năm 1985, năm ngoái được sơn lại. Cuối năm ngoái, HĐND thành phố thông qua chủ trương chi 157 tỷ đồng để cải tạo chợ và khu quảng trường trước chợ, dự kiến hoàn thành trước 30/4/2025.
Các ngành hàng kinh doanh chủ yếu ở chợ Bến Thành gồm: quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ...
Do xây dựng từ lâu dẫn tới xuống cấp, công trình từng được cải tạo, sửa chữa giữa năm 1985, năm ngoái được sơn lại. Cuối năm ngoái, HĐND thành phố thông qua chủ trương chi 157 tỷ đồng để cải tạo chợ và khu quảng trường trước chợ, dự kiến hoàn thành trước 30/4/2025.
Cách chợ Bến Thành khoảng một km là trụ sở Cục Hải quan TP HCM (số 2 Hàm Nghi và 21 Tôn Đức Thắng, quận 1) cũng vừa được công nhận là di tích cấp thành phố. Công trình được xây dựng trong khoảng năm 1885-1887 trước đây tên gọi là Hôtel des Douanes do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Alfred Foulhoux xây.
Nơi này được chính quyền Pháp xây dựng thành sở Thuế và Hải quan sau khi mua lại toà nhà gạch ba tầng từ Wang Tai, người Quảng Đông, tay buôn thuốc phiện độc quyền ở Nam Kỳ. Đây cũng là một trong những công trình nổi bật của trung tâm đô thị lúc bấy giờ.
Cách chợ Bến Thành khoảng một km là trụ sở Cục Hải quan TP HCM (số 2 Hàm Nghi và 21 Tôn Đức Thắng, quận 1) cũng vừa được công nhận là di tích cấp thành phố. Công trình được xây dựng trong khoảng năm 1885-1887 trước đây tên gọi là Hôtel des Douanes do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Alfred Foulhoux xây.
Nơi này được chính quyền Pháp xây dựng thành sở Thuế và Hải quan sau khi mua lại toà nhà gạch ba tầng từ Wang Tai, người Quảng Đông, tay buôn thuốc phiện độc quyền ở Nam Kỳ. Đây cũng là một trong những công trình nổi bật của trung tâm đô thị lúc bấy giờ.
Sau năm 1975, công trình được dùng làm trụ sở Cục Hải quan TP HCM đến nay. Bên trong trụ sở, kiến trúc vẫn còn được giữ nguyên.
Sau năm 1975, công trình được dùng làm trụ sở Cục Hải quan TP HCM đến nay. Bên trong trụ sở, kiến trúc vẫn còn được giữ nguyên.
Trụ sở UBND quận 1 (45-47 Lê Duẩn, quận 1) xây dựng năm 1876, đến nay gần 150 năm. Công trình được xây dựng trước cả Nhà thờ Đức Bà, trụ sở UBND TP HCM...
Trụ sở UBND quận 1 (45-47 Lê Duẩn, quận 1) xây dựng năm 1876, đến nay gần 150 năm. Công trình được xây dựng trước cả Nhà thờ Đức Bà, trụ sở UBND TP HCM...
Mục đích ban đầu là để làm nơi vui chơi giải trí cho các sĩ quan cao cấp của Pháp. Sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn đặt trụ sở Bộ Tư pháp ở đây. Thời gian này, một khối nhà gồm một trệt một lầu được xây dựng thêm ở phía sau. Sau ngày 30/4/1975 đến nay, công trình là nơi làm việc của UBND quận 1.
Mục đích ban đầu là để làm nơi vui chơi giải trí cho các sĩ quan cao cấp của Pháp. Sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn đặt trụ sở Bộ Tư pháp ở đây. Thời gian này, một khối nhà gồm một trệt một lầu được xây dựng thêm ở phía sau. Sau ngày 30/4/1975 đến nay, công trình là nơi làm việc của UBND quận 1.
Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo (36 Võ Thị Sáu, quận 1) được xây dựng năm 1932, đến nay đã hơn 90 năm. Nơi đây là một trong những điểm tín ngưỡng linh thiêng của thành phố.
Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn ông là một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất thời Trần. Ông có công lớn trong việc chỉ huy quân đội đánh tan ba cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên thế kỷ 13.
Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo (36 Võ Thị Sáu, quận 1) được xây dựng năm 1932, đến nay đã hơn 90 năm. Nơi đây là một trong những điểm tín ngưỡng linh thiêng của thành phố.
Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn ông là một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất thời Trần. Ông có công lớn trong việc chỉ huy quân đội đánh tan ba cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên thế kỷ 13.
Công trình được xây dựng trong một khuôn viên rộng lớn của chùa Vạn An cũ. Đến năm 1957 đền được xây dựng quy mô hơn, được tu bổ nhiều lần. Hàng năm, đền thờ đều có tổ chức các ngày lễ lớn, trong số đó có lễ giỗ (20 tháng 8 Âm lịch) và lễ sinh (10 tháng Chạp) của Trần Hưng Đạo.
Công trình được xây dựng trong một khuôn viên rộng lớn của chùa Vạn An cũ. Đến năm 1957 đền được xây dựng quy mô hơn, được tu bổ nhiều lần. Hàng năm, đền thờ đều có tổ chức các ngày lễ lớn, trong số đó có lễ giỗ (20 tháng 8 Âm lịch) và lễ sinh (10 tháng Chạp) của Trần Hưng Đạo.
Di tích Mộ ông Binh bộ kiểm duyệt Ty Thừa vụ lang họ Trần rộng khoảng 20 m2 nằm len lỏi trong con hẻm 113 Trần Văn Đang, quận 3, lọt thỏm giữa những căn nhà cao tầng.
Ngôi mộ được xây vào năm thứ 10 niên hiệu Tự Đức - 1856, cách đây gần 170 năm vừa được công nhận di tích cấp thành phố.
Di tích Mộ ông Binh bộ kiểm duyệt Ty Thừa vụ lang họ Trần rộng khoảng 20 m2 nằm len lỏi trong con hẻm 113 Trần Văn Đang, quận 3, lọt thỏm giữa những căn nhà cao tầng.
Ngôi mộ được xây vào năm thứ 10 niên hiệu Tự Đức - 1856, cách đây gần 170 năm vừa được công nhận di tích cấp thành phố.
Lối vào khu mộ chỉ một đường độc đạo qua nhà dân, tối, ẩm dài khoảng 20 m, rộng chừng 50 cm, chỉ đủ cho một người đi qua.
Lối vào khu mộ chỉ một đường độc đạo qua nhà dân, tối, ẩm dài khoảng 20 m, rộng chừng 50 cm, chỉ đủ cho một người đi qua.
Đây là mộ đôi chôn cất vợ chồng ông quan họ Trần giữ chức Thừa vụ lang của Ty kiểm duyệt bộ binh thời vua Tự Đức. Vòng tường bao xung quanh 2 ngôi mộ nằm song song kiểu “ngưu miêu”. Mộ được xây bằng đá ong, gạch, bên ngoài tô hợp chất.
Bà Bùi Thị Thuỳ, 54 tuổi, nhà cạnh phần mộ thắp nhang cầu nguyện. Bà Thuỳ cho biết gia đình bà đã sống ở đây hồi trước 1975, nơi đây trước kia là nghĩa trang đất rộng, hoang vắng giờ xung quanh đã xây nhà và phần mồ chỉ còn lại vỏn vẹn một khu đất nhỏ. "Gia đình tôi theo Phật nên hay ra thắp nhang thờ cúng như ông bà mình", bà Thuỳ nói.
TP HCM có khoảng 190 di tích được xếp hạng, gồm: 2 di tích quốc gia đặc biệt, 58 di tích quốc gia, còn lại là di tích cấp thành phố. Di tích được xếp hạng sẽ được bảo vệ, giúp ngăn chặn tình trạng xâm hại và được ưu tiên tiếp cận các nguồn lực bảo tồn từ nhà nước hoặc xã hội hóa.
Đây là mộ đôi chôn cất vợ chồng ông quan họ Trần giữ chức Thừa vụ lang của Ty kiểm duyệt bộ binh thời vua Tự Đức. Vòng tường bao xung quanh 2 ngôi mộ nằm song song kiểu “ngưu miêu”. Mộ được xây bằng đá ong, gạch, bên ngoài tô hợp chất.
Bà Bùi Thị Thuỳ, 54 tuổi, nhà cạnh phần mộ thắp nhang cầu nguyện. Bà Thuỳ cho biết gia đình bà đã sống ở đây hồi trước 1975, nơi đây trước kia là nghĩa trang đất rộng, hoang vắng giờ xung quanh đã xây nhà và phần mồ chỉ còn lại vỏn vẹn một khu đất nhỏ. "Gia đình tôi theo Phật nên hay ra thắp nhang thờ cúng như ông bà mình", bà Thuỳ nói.
TP HCM có khoảng 190 di tích được xếp hạng, gồm: 2 di tích quốc gia đặc biệt, 58 di tích quốc gia, còn lại là di tích cấp thành phố. Di tích được xếp hạng sẽ được bảo vệ, giúp ngăn chặn tình trạng xâm hại và được ưu tiên tiếp cận các nguồn lực bảo tồn từ nhà nước hoặc xã hội hóa.
Thanh Tùng